Trên cửa động khắc ba chữ Hán “Ngọc long động”, trong động chia
thành hai nhánh động nhỏ. Một nhánh động là tam bảo thờ phật bên cạnh có
khối thạch nhũ gọi là cây trường tuyết, trong vách đá có bức tượng phù
điêu tạc bà quận chúa Ngọc Hương (Người mở ra động làm nơi thờ phật năm
1694) với đường nét chạm khắc mềm mại mang dáng vẻ hiền từ của một bà
vãi tham thiền mộ đạo. Nhánh động bên là điện thờ mẫu, có tượng các cô,
các cậu bằng đá.
Từ chùa Bảo Đài du khách đi khoảng 1200m thì tới động Tuyết Sơn,
đường vào động tương đối bằng phẳng, động ở trên thế cao lưng chừng
núi, cảnh trí nơi đây rất nên thơ. Bởi vậy Phan Huy Chú từng viết: “…
Tuyết Sơn ở huyện Hoài An, có nhiều lớp núi cao, trong núi có hang động
rất đẹp... Trên núi có pho tượng phật bằng đá, lại có những cây thông
mọc từng hàng, coi như một dãy tán, cảnh trí xanh tốt âm u”.
Trên cửa động có khắc ba chữ nôm “Ngọc long động”, trong động
chia thành hai nhánh động nhỏ: một nhánh động là tam bảo thờ phật bên
cạnh có khối thạch nhũ gọi là cây trường tuyết, trong vách đá có bức
tượng phù điêu tạc bà quận chúa Ngọc Hương (Người mở ra động làm nơi thờ
phật năm 1694) với đường nét chạm khắc mềm mại mang dáng vẻ hiền từ của
một bà vãi tham thiền mộ đạo. Nhánh động bên là điện thờ mẫu, có tượng
các cô, các cậu bằng đá.
Động Tuyết Sơn có nhiều nhũ đá đẹp, theo Phan Huy Chú "có chỗ
quấn quýt như một ổ rồng" vì vậy người ta đặt tên cho động Tuyết Sơn là
"Ngọc Long Động".
Mùa xuân năm canh dần (1770) Chúa Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm tuần
du phương Nam qua chùa Bảo Đài có đề khắc những chữ "Kỳ sơn tú thuỷ"
"Bạch tuyết môn", "Ngọc long động" càng lam tôn vinh vẻ đẹp nơi đây.
Mấy năm gần đây, dưới sự trụ trì của sư thầy Thích Đàm Quy cùng
nhân dân thôn Phú Yên và thập phương, được sự giúp đỡ của Ban quản lý
khu di tích thắng cảnh Hương sơn, Nhà chùa đã từng bước xây dựng tôn tạo
quần thể di tích thắng cảnh tuyến Tuyết Sơn ngày một xứng danh là cảnh
"kỳ sơn tú thuỷ".