hế danh cụ là Phạm Đức Thắng tự Hải Dao,quê ở xã Thượng Đông,
huyện Vọng Doanh, phủ Nghĩa Hưng, theo thiền phả Tào Khê Viện thì cụ
Phạm Đức Thắng tự Hải Dao là dòng dõi của Tổ Đạo Viên Quang Chân Nhân
Thế danh cụ là Phạm Đức Thắng tự Hải Dao,quê ở xã Thượng Đông,
huyện Vọng Doanh, phủ Nghĩa Hưng. Cụ tu hành ở Chùa Hương khá lâu.đến
năm Bính Thân (1776) dân thôn Yên Vĩ mới thực sự giao quyền làm chủ ở
chùa Thiên Trù,động Hương Tích cho cụ.
Theo thiền phả Tào Khê Viện thì cụ Phạm Đức Thắng tự
Hải Dao là dòng dõi của Tổ Đạo Viên Quang Chân Nhân, nên cụ đã bỏ ra năm
mươi quan tiền cho dân thôn Yến Vĩ lúc bây giờ, để nhân quyền làm chủ
động Hương Tích, chùa Thiên Trù“…nhân vì bản thôn sở hữu tụng sự, vô hữu
đồng tiền ứng dụng, nguyên hữu địa phận tự, nội Hương Tích sơn động,
ngoại Thiên Trùcập thanh bông nội tự. Mại dữ bản xứ trai tăng Phạm Đức
Thắng tự Hải Dao y thời giá cổ tiền ngũ thập quan,… quốc hữu thương pháp
cố lập văn khế vy chiểu dụng giả…
Cảnh Hưng Tam thập thất niên, ngũ nguyệt nhị thập
nhật, lập văn khế vy chiểu dụng giả. Tạm dịch: “…Nhân ở hương thôn việc
kiện, không có đồng tiền chi dùng. nguyên phận đất làng trong núi có
chùa, trong là động Hương Tích ngoài là chùa Thiên Trù, cùng cây cối hoa
quả ở vùng thộc đất chùa. Nay bán lại cho nhà sư ở bản xứ là Phạm Đức
Thắng tự Hải Dao y thời giá năm mươi quan tiền cổ…theo phép nước lập văn
tự lam bằng chiểu theo sử dụng… Niên hiệu vua Cảnh Hưng năm thứ ba mươi
bảy (tức năm bính thân-1776) tháng năm, ngày hai mươi lập văn tự.
Chùa Hương trong thời gian này thực sự là “chùa nghèo
cảnh khó’’, khách qua lại hiếm hoi cụ Hải Dao ngày càng già yếu,sau một
thời gian cụ giao lại cho Tổ Hải Viên trông coi, làm chủ cảnh phật Chùa
Hương