MỸ ĐỨC
Huyện Mỹ Đức nằm phía Tây Nam Hà Nội, phía Đông giáp huyện Ứng Hòa, ranh giới là con sông Đáy, phía Bắc giáp huyện Chương Mỹ, phía Tây giáp các huyện của tỉnh Hòa Bình: Lương Sơn (Tây bắc), Kim Bôi (chính Tây), Lạc Thủy (Tây nam) và phía đông nam giáp huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam.
Là huyện vùng bán sơn địa, nằm ở phía Nam của đồng bằng Bắc bộ, có vùng núi đá vôi hang động Karst, khu thắng cảnh chùa Hương. Huyện còn có hồ nước lớn là hồ Quan Sơn, nằm trên địa phận xã Hợp Tiến. Ở rìa phía Đông có sông Đáy chảy theo hướng từ Bắc xuống Nam sang tỉnh Hà Nam.
Mỹ Đức đặc biệt nổi tiếng với khu di tích danh thắng chùa Hương. Đây được coi là một vùng thánh địa của miền thiên quốc lạc bước xuống trần gian, nên từ lâu đã trở thành điểm du lịch thu hút rất đông khách thăm quan và hành hương về lễ Phật những tháng đầu năm. Lễ hội chùa Hương cũng là lễ hội dài nhất nước ta, diễn ra trong suốt 3 tháng mùa xuân.
Du khách từ các nơi về vãng cảnh, lễ Phật Chùa Hương đi xe ôtô dừng xe tại các bến xe trong địa bàn xã Hương Sơn, lên xe điện đưa quí khách vào bến đò Yến vỹ và Long vân để tiếp tục chuyến hành hương bằng đò, thuyền, xuôi dòng suối Yến chừng 4 km là vào đến bến Trò Thiên Trù khu danh thắng Hương Tích sơn.
I. KHU DI TÍCH THẮNG CẢNH HƯƠNG SƠN
Là huyện vùng bán sơn địa, nằm ở phía Nam của đồng bằng Bắc bộ, có vùng núi đá vôi hang động Karst, khu thắng cảnh chùa Hương. Huyện còn có hồ nước lớn là hồ Quan Sơn, nằm trên địa phận xã Hợp Tiến. Ở rìa phía Đông có sông Đáy chảy theo hướng từ Bắc xuống Nam sang tỉnh Hà Nam.
Mỹ Đức đặc biệt nổi tiếng với khu di tích danh thắng chùa Hương. Đây được coi là một vùng thánh địa của miền thiên quốc lạc bước xuống trần gian, nên từ lâu đã trở thành điểm du lịch thu hút rất đông khách thăm quan và hành hương về lễ Phật những tháng đầu năm. Lễ hội chùa Hương cũng là lễ hội dài nhất nước ta, diễn ra trong suốt 3 tháng mùa xuân.
Du khách từ các nơi về vãng cảnh, lễ Phật Chùa Hương đi xe ôtô dừng xe tại các bến xe trong địa bàn xã Hương Sơn, lên xe điện đưa quí khách vào bến đò Yến vỹ và Long vân để tiếp tục chuyến hành hương bằng đò, thuyền, xuôi dòng suối Yến chừng 4 km là vào đến bến Trò Thiên Trù khu danh thắng Hương Tích sơn.
I. KHU DI TÍCH THẮNG CẢNH HƯƠNG SƠN
1. Quá trình hình thành khu di tích
Theo các nhà địa chất học, núi đá Hương Sơn có tuổi thọ cách ngày nay khoảng 220 triệu năm. Tuy nhiên suốt một thời gian dài, mảnh đất Hương Sơn còn hoang vu, chưa có dấu chân người.
Bước sang thời đại Đá Mới (giai đoạn văn hoá Bắc Sơn – Hoà Bình, cách ngày nay 1 vạn năm), với sự ưu đãi của thiên nhiên, môi trường, con người đã tìm đến cư trú trong các hang động, dọc triền suối trong khu vực Hương Sơn. Bằng chứng về sự có mặt của người nguyên thuỷ tại Hương Sơn đã được các nhà khảo cổ học tìm thấy năm 1974 với hàng loạt các phát hiện về cụm di chỉ khảo cổ học đồ đá ở Hương Sơn.
Phong cảnh Hương Sơn chỉ thực sự nổi tiếng, được mọi người biết tới như một đại kỳ quan ở nước Nam là vào thời Lê Thánh Tông, khi vua đi tuần thú qua đây. Vua xem thiên văn thấy vùng này ở vào địa phận sao thiên trù – sao chủ về việc bếp núc, nên nhân đó mà đặt tên chùa là Thiên Trù. Vào năm Thịnh Đức thứ 3 (1655) đời Lê Thần Tông, dân làng đã đúc một chuông đồng lớn và lư đồng đặt tại động Hương Tích. Năm 1694, chùa Tuyết Sơn (nằm trong khu vực thắng cảnh Hương Sơn) được bà Quận phu nhân Hoàng Ngọc Hương bỏ tiền ra xây dựng. Năm 1707 đại sư Thông Lâm đã về Hương Tích trụ trì, phát hiện ra động Giải Oan và cho dựng chùa ở đây. Năm Bảo Thái thứ 6 (1725) đời vua Lê Dụ Tông, động Hương Tích được sửa sang, sắm sửa thêm đồ tế khí, đúc tượng đồng. Đến năm Bính Ngọ (1786) chùa bị tàn phá, tượng đồng bị thu hồi do chính sách thu gom đồng để đúc tiền của triều đình. Theo lời kể của dân địa phương thì pho tượng đồng trong động Hương Tích đã bị Nguyễn Hữu Chỉnh phá. Tới năm Cảnh Thịnh thứ nhất (1793), một vị quan của triều đình là Nguyễn Huy Nhật đã đứng ra quyên góp tiền tạc một pho Phật bà Quan Âm bằng đá xanh và đặt ở động Hương Tích.
Năm Tự Đức thứ 13 (1859), dân làng đã cho xây cầu Hội làm ranh giới giữa 2 làng Yến Vĩ và Hội Xá. Tới năm Thành Thái 8 (1896) khu danh thắng Hương Sơn đã được trùng tu, đường xá được sửa sang cho thuận tiện, tượng Phật được tô, tạc thêm.
Nằm trong quần thể di tích Hương Sơn, động Tiên Sơn nằm ở núi Tiên, gần chùa Thiên Trù là một ngôi động nhỏ nhưng khá đẹp. Năm 1770, Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm đã về đây thăm và đề thơ trên vách đá cửa động. Tuy nhiên vì một lý do nào đó, cửa động đã bị che lấp, mãi tới 1903 mới mở lại.
Năm Khải Định thứ 5 (1920), chùa Long Vân được xây dựng bên cạnh động Long Vân, mở ra tuyến thắng cảnh mới trong quần thể thắng cảnh Hương Sơn. Tiếp đó, năm Khải Định thứ 6 (1921) chùa Thiên Trù được tu sửa lại, nhà khách được dựng lên để đón khách thập phương tới hành hương, bến đò Thiên Trù cũng được sửa sang thêm. Tới năm Bảo Đại 7 (1932) vườn tháp Viên công ở chùa Thiên Trù được tu bổ, khôi phục nhưng vẫn giữ dáng vẻ xưa.
Song song với việc tu bổ, tôn tạo những di tích cũ, nhiều chùa đền mới đã được xây nên… Như vậy, từ một thảo am nhỏ bé dưới thời Hồng Đức (thế kỷ XV), Hương Sơn đã trở thành một quần thể di tích với nhiều đền, chùa, hang động, đã trở thành một trung tâm Phật giáo lớn ở Việt Nam.
Tháng 2/1947 thực dân Pháp phá huỷ toàn bộ chùa Thiên Trù, khiến cho cảnh quan nơi đây trở nên vắng lặng, cô tịch. Khi hoà bình lập lại, nhân dân ta đã bắt tay vào khôi phục, tôn tạo khu di tích, nhằm trả lại dáng vẻ xưa cho Hương Sơn. Ngày 19/5/1958 Bác Hồ về thăm Hương Sơn đã nói: “Chùa Hương là nơi cảnh đẹp Hương Sơn, ta phải biết quý cảnh đẹp đó”. Ngày nay, thắng cảnh Hương Sơn không những được khôi phục mà ngày càng khang trang, đẹp đẽ hơn, xứng đáng là danh thắng trời Nam.
Theo các nhà địa chất học, núi đá Hương Sơn có tuổi thọ cách ngày nay khoảng 220 triệu năm. Tuy nhiên suốt một thời gian dài, mảnh đất Hương Sơn còn hoang vu, chưa có dấu chân người.
Bước sang thời đại Đá Mới (giai đoạn văn hoá Bắc Sơn – Hoà Bình, cách ngày nay 1 vạn năm), với sự ưu đãi của thiên nhiên, môi trường, con người đã tìm đến cư trú trong các hang động, dọc triền suối trong khu vực Hương Sơn. Bằng chứng về sự có mặt của người nguyên thuỷ tại Hương Sơn đã được các nhà khảo cổ học tìm thấy năm 1974 với hàng loạt các phát hiện về cụm di chỉ khảo cổ học đồ đá ở Hương Sơn.
Phong cảnh Hương Sơn chỉ thực sự nổi tiếng, được mọi người biết tới như một đại kỳ quan ở nước Nam là vào thời Lê Thánh Tông, khi vua đi tuần thú qua đây. Vua xem thiên văn thấy vùng này ở vào địa phận sao thiên trù – sao chủ về việc bếp núc, nên nhân đó mà đặt tên chùa là Thiên Trù. Vào năm Thịnh Đức thứ 3 (1655) đời Lê Thần Tông, dân làng đã đúc một chuông đồng lớn và lư đồng đặt tại động Hương Tích. Năm 1694, chùa Tuyết Sơn (nằm trong khu vực thắng cảnh Hương Sơn) được bà Quận phu nhân Hoàng Ngọc Hương bỏ tiền ra xây dựng. Năm 1707 đại sư Thông Lâm đã về Hương Tích trụ trì, phát hiện ra động Giải Oan và cho dựng chùa ở đây. Năm Bảo Thái thứ 6 (1725) đời vua Lê Dụ Tông, động Hương Tích được sửa sang, sắm sửa thêm đồ tế khí, đúc tượng đồng. Đến năm Bính Ngọ (1786) chùa bị tàn phá, tượng đồng bị thu hồi do chính sách thu gom đồng để đúc tiền của triều đình. Theo lời kể của dân địa phương thì pho tượng đồng trong động Hương Tích đã bị Nguyễn Hữu Chỉnh phá. Tới năm Cảnh Thịnh thứ nhất (1793), một vị quan của triều đình là Nguyễn Huy Nhật đã đứng ra quyên góp tiền tạc một pho Phật bà Quan Âm bằng đá xanh và đặt ở động Hương Tích.
Năm Tự Đức thứ 13 (1859), dân làng đã cho xây cầu Hội làm ranh giới giữa 2 làng Yến Vĩ và Hội Xá. Tới năm Thành Thái 8 (1896) khu danh thắng Hương Sơn đã được trùng tu, đường xá được sửa sang cho thuận tiện, tượng Phật được tô, tạc thêm.
Nằm trong quần thể di tích Hương Sơn, động Tiên Sơn nằm ở núi Tiên, gần chùa Thiên Trù là một ngôi động nhỏ nhưng khá đẹp. Năm 1770, Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm đã về đây thăm và đề thơ trên vách đá cửa động. Tuy nhiên vì một lý do nào đó, cửa động đã bị che lấp, mãi tới 1903 mới mở lại.
Năm Khải Định thứ 5 (1920), chùa Long Vân được xây dựng bên cạnh động Long Vân, mở ra tuyến thắng cảnh mới trong quần thể thắng cảnh Hương Sơn. Tiếp đó, năm Khải Định thứ 6 (1921) chùa Thiên Trù được tu sửa lại, nhà khách được dựng lên để đón khách thập phương tới hành hương, bến đò Thiên Trù cũng được sửa sang thêm. Tới năm Bảo Đại 7 (1932) vườn tháp Viên công ở chùa Thiên Trù được tu bổ, khôi phục nhưng vẫn giữ dáng vẻ xưa.
Song song với việc tu bổ, tôn tạo những di tích cũ, nhiều chùa đền mới đã được xây nên… Như vậy, từ một thảo am nhỏ bé dưới thời Hồng Đức (thế kỷ XV), Hương Sơn đã trở thành một quần thể di tích với nhiều đền, chùa, hang động, đã trở thành một trung tâm Phật giáo lớn ở Việt Nam.
Tháng 2/1947 thực dân Pháp phá huỷ toàn bộ chùa Thiên Trù, khiến cho cảnh quan nơi đây trở nên vắng lặng, cô tịch. Khi hoà bình lập lại, nhân dân ta đã bắt tay vào khôi phục, tôn tạo khu di tích, nhằm trả lại dáng vẻ xưa cho Hương Sơn. Ngày 19/5/1958 Bác Hồ về thăm Hương Sơn đã nói: “Chùa Hương là nơi cảnh đẹp Hương Sơn, ta phải biết quý cảnh đẹp đó”. Ngày nay, thắng cảnh Hương Sơn không những được khôi phục mà ngày càng khang trang, đẹp đẽ hơn, xứng đáng là danh thắng trời Nam.
2. Hương Sơn – nơi thờ đức Quán Thế Âm
Theo Phật thoại, chùa Hương là nơi lưu dấu Đức Quán Thế Âm Bồ Tát tu hành trong 9 năm. Sau khi đắc đạo, bà trở về chữa bệnh cho cha, giúp nước trừ loạn và phổ độ chúng sinh. Cứ theo truyền thuyết trên mà suy thì trong tâm thức của người Việt, Hương Tích là một địa danh được nhắc đến vì đó là nơi lưu dấu chân của Đức Phật. Người Việt hiểu là: Quán Thế Âm – vị giáo chủ Đạo Viên Thông ở Nam Hải, tìm những nơi có lời than khổ mà cứu khổ. Người cảm ứng và thiêng liêng, tuy đã thành Phật nhưng vì đau thương tưởng nhớ tới chúng sinh, người thị hiện ở trần gian để cứu khổ, cứu nạn cho chúng sinh. Tư tưởng Phật giáo và đức tin về một nhân vật trong lịch sử Phật giáo đã bắt nguồn và đặt nền móng như vậy, bao trùm lên không gian vùng Hương Tích và thời gian hàng nghìn đời nay của người Việt Nam với quần thể di tích danh thắng Hương Sơn.
Theo nhà nghiên cứu Hán học Trần Huy Bá: “Hương Sơn vốn đẹp, lại được bàn tay con người tô điểm nên càng đẹp. Truyền thuyết dân gian kể rằng: Cách đây 2000 năm, con người đã tìm ra động Hương Tích” (Tạp chí Văn hoá nghệ thuật số 16 năm 1972).
Giả sử truyền thuyết tìm ra động Hương Tích rất sớm như vậy thì lúc bấy giờ Phật giáo đã có mặt ở Việt Nam với trung tâm Luy Lâu (Thuận Thành – Bắc Ninh). Trong trường hợp Phật giáo, nếu dùng lại cách xếp hạng của vua Lý Thái Tông, thì Hương Tích với cả quần thể chùa là đại danh lam. Theo ý kiến của một số nhà nghiên cứu ở Viện Nghiên cứu tôn giáo thì Hương Tích – Hương Sơn là một đạo tràng Quán Thế Âm lớn nhất cho đến nay có thể biết ở nước ta. Tại chùa Bổ Đà (xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) có câu ca dao “Bắc Bổ Đà, Nam Hương Tích”, có nghĩa là ở phía Bắc có chùa Bổ Đà, phía Nam có chùa Hương Tích. Nói theo ngôn ngữ thuần tuý Phật giáo thì đây là hai đạo tràng Quán Thế Âm vào hạng nhất, “đăng đối” theo trục Bắc – Nam, với Hà Nội làm trung tâm. “Bổ Đà” là tên viết tắt của từ phiên “Bổ Đà Lạc Già” là một từ tiếng Bắc Phạn là “Potalaka”, có nghĩa là ngọn núi nơi Bồ Tát Quán Thế Âm hoá hiện để cứu độ chúng sinh khi Ngài nghe đến lời cầu của họ. Ngọn núi này nằm ở phía biển phía Nam theo quan niệm của Phật giáo Đại thừa Ấn Độ và Trung Quốc.
Khi Hương Sơn còn sơ khai, việc phụng thờ ở đây là thờ hai nhân vật quan trọng: Phật bà Quan Âm và Mẫu Thượng Ngàn. Ngày nay, đối chiếu với hành trạng và thân thế Quán Thế Âm, chúng ta không nghi ngờ gì nữa vì ở Hương Tích hội đủ các yếu tố hành trạng mà Kinh Tạng nêu ra với những việc cầu có con, cầu sức khoẻ, cầu giải thoát, cầu có của… mà vào mỗi dịp tháng 2 âm lịch, nhân ngày lễ khánh đản của Ngài, hàng ngàn người đã đổ về hành hương với mục đích và nhu cầu riêng tư của mình. Xem thế đủ thấy chất liệu làm nên sự linh thiêng của vùng đất này chính là Phật giáo, hay cụ thể hơn nữa là sự thờ phụng Quán Thế Âm Bồ Tát, khiến cho mọi sự kiện văn hoá, tôn giáo và tâm linh của cả vùng và rồi tiến đến của cả nước, đều xoay quanh sự thờ phụng đó. Sự tôn kính Quán Thế Âm Bồ Tát khiến cho nơi nào được coi là Đạo tràng của Ngài có một vị trí thật sự đặc biệt trong Phật giáo và trong xã hội.
Căn cứ theo các thư tịch cổ và các sách vở nghiên cứu về chùa Hương, có thể thấy việc con người mở mang chùa Hương trở thành một trung tâm tôn giáo lớn được bắt đầu rõ nét ở thời Lê với những chuyến đi tuần thú của vua Lê Thánh Tông. Thời kỳ này có ba vị Hoà thượng “chống tích trượng vào đây tu hành, tối lại ra Thiên Trù ngủ nghỉ”. Sau một thời gian gián đoạn, đến 1687 có Hoà thượng Trần Đạo Viên Quang ở Ty Tăng lục (do nhà Lê lập ra để coi sóc và quản lý các vị tu hành) đã đến chùa Hương, tập trung công sức của dân xã và của cải của các vị phi tần trong triều Lê – Trịnh để dựng chùa Thiên Trù. Sau Hoà thượng Viên Quang, đã có các thế hệ tổ sư trụ trì Tùng Lâm Hương Tích – Thiên Trù như: Hoà thượng Thông Lâm, Tâm Chúc, Thanh Hữu, Thanh Quyết, Thanh Tích, Thanh Chân, Viên Thành và Thượng tọa Thích Minh Hiền cộng là 12 đời được ghi vào Hương Sơn thiền phả.
Từ hang động – nơi thờ phụng đầu tiên ở chùa Hương, nơi lưu dấu thơm hành trạng của đức Quán Thế Âm, đến thế kỷ XVII bắt đầu có bàn tay kiến trúc của con người xây chùa chiền, tạc tượng Phật. Hệ thống tượng Phật ở chùa Hương bao gồm các vị Phật tổ, La Hán, tượng theo quan niệm tam giáo đồng nguyên nhưng chủ đạo vẫn là Phật giáo. Hành trạng của các vị thiền sư ở chùa Hương đều nhất tâm tô điểm nơi danh lam cho người đời du ngoạn và tu hành chính pháp theo tông chỉ của Phật tổ. Đạo Phật ở chùa Hương đã được thể hiện đời – đạo là một thể. Tăng sĩ, Phật tử Hương Sơn luôn phát huy truyền thống yêu nước, thương nòi. Có Hoà thượng phẩm hạnh thanh cao, học thức uyên bác như Hoà thượng Thanh Quyết, Hoà thượng Thanh Chân là một trong số những vị đầu tiên đắp móng xây nền cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Ở góc độ Phật giáo, người Việt Nam quan niệm “Nước cầu thì thế nước vững vàng, dân khấn thì dân càng phúc thọ. Để làm công đức phúc đẳng hà sa đời đời cùng chứng quả Bồ Đề, kiếp kiếp thảy đều viên thành Phật đạo, truyền mãi ngàn đời, giác ngộ hậu thế” (Văn bia chùa Thiên Trù).
Theo Phật thoại, chùa Hương là nơi lưu dấu Đức Quán Thế Âm Bồ Tát tu hành trong 9 năm. Sau khi đắc đạo, bà trở về chữa bệnh cho cha, giúp nước trừ loạn và phổ độ chúng sinh. Cứ theo truyền thuyết trên mà suy thì trong tâm thức của người Việt, Hương Tích là một địa danh được nhắc đến vì đó là nơi lưu dấu chân của Đức Phật. Người Việt hiểu là: Quán Thế Âm – vị giáo chủ Đạo Viên Thông ở Nam Hải, tìm những nơi có lời than khổ mà cứu khổ. Người cảm ứng và thiêng liêng, tuy đã thành Phật nhưng vì đau thương tưởng nhớ tới chúng sinh, người thị hiện ở trần gian để cứu khổ, cứu nạn cho chúng sinh. Tư tưởng Phật giáo và đức tin về một nhân vật trong lịch sử Phật giáo đã bắt nguồn và đặt nền móng như vậy, bao trùm lên không gian vùng Hương Tích và thời gian hàng nghìn đời nay của người Việt Nam với quần thể di tích danh thắng Hương Sơn.
Theo nhà nghiên cứu Hán học Trần Huy Bá: “Hương Sơn vốn đẹp, lại được bàn tay con người tô điểm nên càng đẹp. Truyền thuyết dân gian kể rằng: Cách đây 2000 năm, con người đã tìm ra động Hương Tích” (Tạp chí Văn hoá nghệ thuật số 16 năm 1972).
Giả sử truyền thuyết tìm ra động Hương Tích rất sớm như vậy thì lúc bấy giờ Phật giáo đã có mặt ở Việt Nam với trung tâm Luy Lâu (Thuận Thành – Bắc Ninh). Trong trường hợp Phật giáo, nếu dùng lại cách xếp hạng của vua Lý Thái Tông, thì Hương Tích với cả quần thể chùa là đại danh lam. Theo ý kiến của một số nhà nghiên cứu ở Viện Nghiên cứu tôn giáo thì Hương Tích – Hương Sơn là một đạo tràng Quán Thế Âm lớn nhất cho đến nay có thể biết ở nước ta. Tại chùa Bổ Đà (xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) có câu ca dao “Bắc Bổ Đà, Nam Hương Tích”, có nghĩa là ở phía Bắc có chùa Bổ Đà, phía Nam có chùa Hương Tích. Nói theo ngôn ngữ thuần tuý Phật giáo thì đây là hai đạo tràng Quán Thế Âm vào hạng nhất, “đăng đối” theo trục Bắc – Nam, với Hà Nội làm trung tâm. “Bổ Đà” là tên viết tắt của từ phiên “Bổ Đà Lạc Già” là một từ tiếng Bắc Phạn là “Potalaka”, có nghĩa là ngọn núi nơi Bồ Tát Quán Thế Âm hoá hiện để cứu độ chúng sinh khi Ngài nghe đến lời cầu của họ. Ngọn núi này nằm ở phía biển phía Nam theo quan niệm của Phật giáo Đại thừa Ấn Độ và Trung Quốc.
Khi Hương Sơn còn sơ khai, việc phụng thờ ở đây là thờ hai nhân vật quan trọng: Phật bà Quan Âm và Mẫu Thượng Ngàn. Ngày nay, đối chiếu với hành trạng và thân thế Quán Thế Âm, chúng ta không nghi ngờ gì nữa vì ở Hương Tích hội đủ các yếu tố hành trạng mà Kinh Tạng nêu ra với những việc cầu có con, cầu sức khoẻ, cầu giải thoát, cầu có của… mà vào mỗi dịp tháng 2 âm lịch, nhân ngày lễ khánh đản của Ngài, hàng ngàn người đã đổ về hành hương với mục đích và nhu cầu riêng tư của mình. Xem thế đủ thấy chất liệu làm nên sự linh thiêng của vùng đất này chính là Phật giáo, hay cụ thể hơn nữa là sự thờ phụng Quán Thế Âm Bồ Tát, khiến cho mọi sự kiện văn hoá, tôn giáo và tâm linh của cả vùng và rồi tiến đến của cả nước, đều xoay quanh sự thờ phụng đó. Sự tôn kính Quán Thế Âm Bồ Tát khiến cho nơi nào được coi là Đạo tràng của Ngài có một vị trí thật sự đặc biệt trong Phật giáo và trong xã hội.
Căn cứ theo các thư tịch cổ và các sách vở nghiên cứu về chùa Hương, có thể thấy việc con người mở mang chùa Hương trở thành một trung tâm tôn giáo lớn được bắt đầu rõ nét ở thời Lê với những chuyến đi tuần thú của vua Lê Thánh Tông. Thời kỳ này có ba vị Hoà thượng “chống tích trượng vào đây tu hành, tối lại ra Thiên Trù ngủ nghỉ”. Sau một thời gian gián đoạn, đến 1687 có Hoà thượng Trần Đạo Viên Quang ở Ty Tăng lục (do nhà Lê lập ra để coi sóc và quản lý các vị tu hành) đã đến chùa Hương, tập trung công sức của dân xã và của cải của các vị phi tần trong triều Lê – Trịnh để dựng chùa Thiên Trù. Sau Hoà thượng Viên Quang, đã có các thế hệ tổ sư trụ trì Tùng Lâm Hương Tích – Thiên Trù như: Hoà thượng Thông Lâm, Tâm Chúc, Thanh Hữu, Thanh Quyết, Thanh Tích, Thanh Chân, Viên Thành và Thượng tọa Thích Minh Hiền cộng là 12 đời được ghi vào Hương Sơn thiền phả.
Từ hang động – nơi thờ phụng đầu tiên ở chùa Hương, nơi lưu dấu thơm hành trạng của đức Quán Thế Âm, đến thế kỷ XVII bắt đầu có bàn tay kiến trúc của con người xây chùa chiền, tạc tượng Phật. Hệ thống tượng Phật ở chùa Hương bao gồm các vị Phật tổ, La Hán, tượng theo quan niệm tam giáo đồng nguyên nhưng chủ đạo vẫn là Phật giáo. Hành trạng của các vị thiền sư ở chùa Hương đều nhất tâm tô điểm nơi danh lam cho người đời du ngoạn và tu hành chính pháp theo tông chỉ của Phật tổ. Đạo Phật ở chùa Hương đã được thể hiện đời – đạo là một thể. Tăng sĩ, Phật tử Hương Sơn luôn phát huy truyền thống yêu nước, thương nòi. Có Hoà thượng phẩm hạnh thanh cao, học thức uyên bác như Hoà thượng Thanh Quyết, Hoà thượng Thanh Chân là một trong số những vị đầu tiên đắp móng xây nền cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Ở góc độ Phật giáo, người Việt Nam quan niệm “Nước cầu thì thế nước vững vàng, dân khấn thì dân càng phúc thọ. Để làm công đức phúc đẳng hà sa đời đời cùng chứng quả Bồ Đề, kiếp kiếp thảy đều viên thành Phật đạo, truyền mãi ngàn đời, giác ngộ hậu thế” (Văn bia chùa Thiên Trù).
Chia sẻ bài viết trên: